Phụ lục
- 1. Tội trộm chuyển hóa thành tội trộm rồi hành hung tẩu thoát và chuyển hóa thành cướp.
- 2. Cướp giật, hành hung tẩu thoát và chuyển hóa thành cướp
- 3. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- 4. Phân biệt phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng và phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
- 5. Phân biệt giữa giết người và cố ý gây thương tích hậu quả làm chết người cần chú ý những nội dung sau đây
- 6. Tội cưỡng đoạt tài sản
- 7. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
- 8. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
Kỹ năng xác định tội danh trong vụ án hình sự
1. Tội trộm chuyển hóa thành tội trộm rồi hành hung tẩu thoát và chuyển hóa thành cướp.
– A và B đột nhập vào nhà ông H lấy 01 máy tính và 01 điện thoại trị giá 8 triệu đồng (A và B phạm tội vì có hành vi lén lút).
– A và B đột nhập vào nhà ông H lấy 01 máy tính và 01 điện thoại trị giá 8 triệu đồng, ông H phát hiện đuổi bắt bị A ném ớt bột, B giơ dao dọa đâm, ông H hoảng sợ và không đuổi nữa. Trường hợp này A và B phạm tội trộm.
– A và B đột nhập vào nhà ông H lấy 01 máy tính và 01 điện thoại trị giá 8 triệu đồng, ông H đuổi theo ôm người A và bị A đấm vào mặt, đồng thời A,B bỏ lại máy rính và điện thoại (A,B phạm tội hành hung tẩu thoát)
– A và B đột nhập vào nhà ông H lấy 01 máy tính và 01 điện thoại trị giá 8 triệu đồng, ông H phát hiện bị B rút dao đâm vào tay (tay bị thương tật dưới 11%) sau đó cầm máy tính và điện thoại tẩu thoát. (A,B phạm tội cướp, trộm chuyển hóa thành cướp) vì dùng vũ lực tấn công người bị hại để chiếm đoạt tài sản.
2. Cướp giật, hành hung tẩu thoát và chuyển hóa thành cướp
– A và B đến cửa hàng mua Điện thoại di động với ý định chiếm đoạt tài sản, khi mua hàng A,B nói với chị C là người bán hàng là muốn mua 02 chiếc SONY trị giá 6 triệu đồng. Khi chị C đưa điện thoại, A lợi dụng sơ hở của chị C cầm điện thoại nhảy lên xe B tẩu thoát (A và B phạm tội cướp giật) vì có hành vi giật tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát.
– Trường hợp như trên nhưng chị C đuổi theo bị A,B ném ớt bột hoặc đe dọa, do đó chị C không dám đuổi theo (A, B vẫn phạm tội cướp giật)
– Trường hợp như trên nếu chị C đuổi kịp bị A ngồi sau xe dùng dao đâm vào tay và bỏ điện thoại lại cho chị C (Đây là cướp giật hành hung tẩu thoát)
– Trường hợp như trên nếu chị C đuổi kịp bị A đâm vào tay, đâm vào mặt và cầm điện thoại chạy thoát (A,B phạm tội cướp). Tội cướp giật chuyển hóa thành tội cướp vì có dùng vũ lực để tấn công và chiếm đoạt tài sản.
3. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu đặc trưng là: Có ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi phạm tội, khi thực hiện hành vi phạm tội thì dùng thủ đoạn gian dối. Như: Thông qua hợp đồng, vay mượn, thuê tài sản..
Ví dụ:
– A đánh bạc thiếu tiền do đó có ý định chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy của chị B, A làm quen với chị B và rủ đi uống cà phê, A nói là xe của mình cho em gái mượn do đó gọi cho chị B đến đón và nói để mình cầm lái, khi đến quán cà phê A vào gửi xe và cầm thẻ xe, chìa khóa. Khi đang uống cà phê A giả vờ nghe điện thoại và ra ngoài bãi giữu xe lấy xe tẩu thoát (A phạm tội lừa đảo)
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu đặc trưng là: ý thức chiếm đoạt tài sản có sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Tức là khi có được tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản
Ví dụ:
A quen biết B và mượn B chiếc xe SH (trị giá 50 triệu đồng). Sau khi mượn được xe A đi đánh bạc thua hết tiền, do đó đã bán xe máy của A và bỏ trốn.
4. Phân biệt phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng và phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
– Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình và của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Ghi chú:
+ Hành vi chống trả phải cần thiết
+ Hành vi phạm tội đang xảy ra
+ Sự chống trả phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn hành vi phạm tội
Ví dụ: A dùng dao chém B, B bỏ chạy, A cầm dao đuổi theo B để chém B và nói tao chém chết mày, lúc này B thấy cành cây ven đường nhặt lên đánh B tỷ lệ khoảng 31%. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm
– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra.
Ví dụ:
A là chồng của B, trong thời gian sinh sống A thường đánh đập, chửi rủa B. B đã báo cáo với chính quyền địa phương và A đã bị triệu tập giáo dục và xử phạt hành chính nhiều lần. Trong một lần đi uống rượu về A đánh chửi B và cầm dao để đâm B, B tức giận cầm dao đâm A gây thương tích.
5. Phân biệt giữa giết người và cố ý gây thương tích hậu quả làm chết người cần chú ý những nội dung sau đây
– Hung khí gây án là gì: Dao, búa, súng hay gậy gộc
– Vị trí vết thương trên người bị hại: Đâm vào vùng ngực , đâm vào đầu hay đánh vào chân, tay
– Động cơ, mục đích là giết người hay cố ý gây thương tích.
Ví dụ: A dùng dao đâm vào ngực B hoặc dùng sung bắn vào đầu B. B có thể chết hoặc bị thương thì phạm tội giết người.
– A dùng dao chém vào tay, chân B nhưng không cấp cứu kịp thời B chết thì A phạm tội cố ý gây thương tích hoặc A xô B ngã xuống đường sau đó chết……
Nếu A dùng dây điện vây quanh chuồng gà chống trộm, B không biết nên cố tình đi qua bị điện giật chết. A phạm tội giết người
6. Tội cưỡng đoạt tài sản
Dấu hiệu đặc trưng tội cưỡng đoạt tài sản là đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
Ví dụ: A viết thư, gọi điện đe dọa B phải đưa cho A số tiền 50 triệu đồng
7. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Dấu hiệu đặc trưng là công khai chiếm đoạt tài sản của người khác xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản
Ví dụ: A trèo lên cột điện để sửa chữa, để xe máy dưới đất, B đi qua thấy vậy lấy xe máy của A rồi tẩu thoát. B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
8. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
Dấu hiệu đặc trưng tội chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi biến tài sản đang tạm thời không có hoặc chưa có người quản lý thành tài sản của mình.
Ví dụ: A thấy đàn bò của B thả ở rừng không có người trông coi nên đến bắt 02 con bò đem bán
– A nhặt được 500 triệu đồng do ông B đánh rơi, ông B biết được mà đến xin nhận lại nhưng A không trả.