Câu hỏi:

Phân tích khái niệm, đặc điểm, cơ sở của trách nhiệm hình sự, điều kiện miễn trách nhiệm hình sự.

Trả lời:

– Khái niệm: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.

– Đặc điểm của trách nhiệm hình sự:

Đặc điểm thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm. 

Đặc điểm thứ hai: trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội.

Đặc điểm thứ ba: trách nhiệm hình sự được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.

Đặc điểm thứ tư: Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm trước Nhà nước, kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được xác định và thực hiện theo một trình tự, thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

– Cơ sở của trách nhiệm hình sự:

+ Cơ sở triết học của trách nhiệm hình sự

+ Cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

– Miễn trách nhiệm hình sự là miễn hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người phạm tội không phải chịu sự kết tội của Tòa án, không bị coi là có tội, không phải chịu hình phạt và không phải mang án tích.

– Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự:

Luật hình sự Việt Nam đã quy định những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự sau:

– Một là, khi tiến hành điều tra, trúy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 29 Bộ luật hình sự);

– Hai là, khi có quyết định đại xá (khoản 1 Điều 29 Bộ luật hình sự);

– Ba là, khi tiến hành điều tra hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự);

– Bốn là, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa ;

– Năm là, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận (khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự);

– Sáu là, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 16 Bộ luật hình sự);

– Bảy là, người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục (khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự);

– Tám là, người phạm tội đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khoản 4 Điều 110 Bộ luật hình sự);

– Chín là, người phạm tội đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác (khoản 7 Điều 364 Bộ luật hình sự);

– Mười là, người môi giới hối lộ đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác (khoản 6 Điều 365 Bộ luật hình sự);

– Mười một là, người phạm tội không tố giác tội phạm nhưng đã có các hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm (khoản 2 Điều 390 Bộ luật hình sự).