Phụ lục
- Thông báo rút kinh nghiệm số 04/TB-VC2-V1 ngày 12 tháng 12 năm 2019 về Vụ án hình sự bị hủy án để điều tra lại
- 1. Tóm tắt nội dung vụ án
- 2. Quá trinh giải quyết vụ án
- 3. Vấn đề cần rút kinh nghiệm
- Thông báo rút kinh nghiệm số 49/TB-VC1-V1 ngày 01 tháng 7 năm 2020 về Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
- 1. Nội dung
- 2. Nội dung rút kinh nghiệm
Thông báo rút kinh nghiệm số 04/TB-VC2-V1 ngày 12 tháng 12 năm 2019 về Vụ án hình sự bị hủy án để điều tra lại
Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Văn Tiến, về tội “Trộm cắp tài sản” bị hủy án để điều tra lại do các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và áp dung sai pháp luật; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng thấy cần thông báo đến các Viện kiểm sát khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nghiên cứu rút kinh nghiệm chung, cụ thể như sau:
1. Tóm tắt nội dung vụ án
Khoảng 14 giờ 20 phút ngày 14/6/2018, tại tiệm cầm đồ 284 (địa chỉ số 284 đường Dã Tượng, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) Nguyễn Văn Tiến quan sát thấy không có người trông coi, nên lẻn vào bên trong mở tủ kính, lấy ra 01 điện thoại di động hiệu Iphone 6 của ông Lê Văn Điệp. Sau khi lấy được điện thoại, Tiến ra ngoài định bỏ trốn thì bị ông Điệp phát hiện và tri hô. Thấy vậy, Tiến vứt điện thoại xuống đất bỏ chạy thì ông Điệp đuối theo bắt giữ được. Hai bên giằng co một lúc thì quần chúng nhân dân đến bắt giữ người cùng tang vật, đưa đến Công an phường Vĩnh Nguyên lập biên bản bắt người phạm tội quả tang.
Tại Bản kết luận định giá tài sản số 228/HĐĐG ngày 19/6/2018 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự, kết luận: 01 (một) điện thoại Iphone 6 16GB giá 2.561.000 đồng.
2. Quá trinh giải quyết vụ án
Tại Bản kết luận điều tra số 1948 ngày 26/7/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Nha Trang đề nghị truy tố Nguyễn Văn Tiến tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015.
Tại Cáo trạng số 212/CT-VKSNDTPNT ngày 30/7/2018, Viện trưởng Viện kiếm sát nhân dân thành phố Nha Trang truy tố Nguyễn Văn Tiến tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 201/2018ZHSST ngày 05/9/2018, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang áp dụng khoản 1 Điều 173; điểm h, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo Nguyễn Vãn Tiến 06 (sáu) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo.
Ngày 18/9/2018, bị cáo Nguyễn Văn Tiến kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 13/11/2018, bị cáo Nguyễn Văn Tiến có đơn rút đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 14/11/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm số 41/2018/HSPT-QĐ.
Ngày 03/9/2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 83/QĐ-VC2, nội dung: Tại Bản kết luận giám định số 222/GĐTP/2019 ngày 26/4/2019 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Khánh Hòa kết luận Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Văn Danh trong bản thống kê tiền án, tiền sự số 405 040/2018/PV06 ngày 11/12/2018 của Phòng hồ sơ công an tỉnh Khánh Hoà là cùng một người.
Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ căn cứ duy nhất vào lời khai của bị cáo (không có giấy tờ tùy thân nào) để lập hồ sơ, lý lịch, lập danh chỉ bản đối với bị cáo mà không tiến hành điều tra, xác minh làm rõ về đặc điểm nhân thân của bị cáo. Khi tra cứu tiền án, tiền sự của bị cáo cũng chỉ căn cứ danh bản mang tên Nguyễn Văn Tiến (do đối tượng tự khai nhưng không đúng) mà không đối chiếu, tra cứu trên chỉ bản (không so sánh dấu vân tay), nên không phát hiện được chính xác họ tên thật và nhân thân của bị cáo. Dẫn đến xét xử vụ án nhưng sai về đặc điểm nhân thân và lý lịch tư pháp của bị cáo; do đó, bản án hình sự sơ thẩm cũng áp dụng không đúng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 và bỏ lọt tình tiết tăng nặng “tái phạm” quy định tại điểm hkhoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, từ đó quyết định hình phạt đối với bị cáo không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, không phù hợp với nhân thân của bị cáo.
Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 41/2018/HSPT-QĐ ngày 14/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa là có căn cứ, tuy nhiên Bản án hình sự sơ thẩm số 201/2018/HSST ngày 05/9/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà có hiệu lực từ quyết định này, đo đó cần phải hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm để điều tra lại. Đề nghị ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án hình sự sơ thẩm số 201/2018/HSST ngày 05/9/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang và Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 41/2018/HSPT-QĐ ngày 14/11/2018 để điều tra lại theo đúng-quy định của pháp luật.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 38/2019/HS-GĐT ngày 04/10/2019 của ủy banThẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã quyết định:
– Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 83/QĐ-VC2 ngày 03/9/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
– Hủy toàn bộ Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 41/2018/HSPTQĐ ngày 14/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Bản án hình sự sơ thẩm số 201/2018/HS-ST ngày 05/9/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà để điều tra lại theo quy định củapháp luật.
– Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng để điều tra lại theo thủ tục chung.
3. Vấn đề cần rút kinh nghiệm
– Về chủ thể thực hiện hành vi phạm tội: Tại Bản kết luận giám định số 222/GĐTP/2019 ngày 26/4/2019 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Khánh Hòa kết luận: Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Văn Danh trong bản thống kê tiền án, tiền sự số 405040/2018/PV06 ngày 11/12/2018 của Phòng hồ sơ công an tỉnh Khánh Hoà là cùng một người. Xác định chỉ bản của Nguyễn Văn Tiến hoàn toàn trùng khớp với chỉ bản của Nguyễn Văn Danh.
Lý lịch người thực hiện hành vi phạm tội: Nguyễn Văn Danh, sinh năm 1982; Nơi ĐKMCTT: 35/5 Tân Phước, Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa; nghề nghiệp: Làm cửa sắt; trình độ học vấn: 04/12; họ tên cha: Nguyễn Văn Cả (đã chết); họ tên mẹ: Nguyễn Thị Tòng, sinh năm 1927; Tiền án: Bản án hình sự sơ thẩm số 06/2016/HS ST ngày 26/02/2016 của Tòa án nhân dân huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa xử phạt 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, chấp hành xong hình phạt nhưng chưa đóng án phí; Tiền sự: Không;
Nhân thân: Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng số 3917 ngày 15/11/1999 của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa thời hạn 24 tháng; chấp hành xong ngày 11/02/2002; Bản án hình sự sơ thẩm số 78 ngày 08/4/1999 của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang xử phạt 15 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, đã chấp hành xong bản án; Bản án hình sự phúc thẩm số 85 ngày 09/6/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hoà xử phạt 01 năm 03 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, chấp hành xong hình phạt, chưa đóng án phí; Bản án hình sự sơ thẩm số 30 ngày 21/02/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang xử phạt 15 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” chấp hành xong hình phạt, đóng án phí ngày 23/7/2018.
Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ căn cứ duy nhất vào lời khai của người thực hiện hành vi phạm tội (không có giấy tờ tùy thân nào) để lập hồ sơ lý lịch, lập danh chỉ bản mà không tiến hành điều tra, xác minh làm rỏ về đặc điểm nhân thân người phạm tội. Khi tra cứu tiền án, tiền sự cũng chỉ căn cứ danh bản mang tên Nguyễn Văn Tiến (do đối tượng tự khai nhưng không đúng) mà không đối chiếu, tra cứu trên chỉ bản (không so sánh dấu vân tay) nên không phát hiện được chính xác họ tên thật người phạm tội.
Căn cứ Kết luận giám định như trên thì trong vụ án này, cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố và xét xử đối với bị cáo có tên Nguyễn Văn Tiến là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, xác định không đúng nhân thân người phạm tội, chưa xác định chính xác chủ thể của tội phạm. Lẽ ra bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử trong vụ án là Nguyễn Văn Danh, việc cơ quan tiến hành tố tụng xác định bị cáo có nhân thân, lý lịch với tên gọi Nguyễn Văn Tiến là không đúng.
– Hành vi khách quan của tội phạm; lợi đụng sự sơ hở của ông Lê Văn Điệp trong việc quản lý tài sản, hành vi lén lút mở tủ chiếm đoạt chiếc điện thoại Iphone 6, trị giá 2.561.000 đồng của Nguyễn Văn Danh có dấu hiệu tội “Trộm cắp tài sản” .
– Ngoài ra, quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm, người phạm tội khai nhận khi bị chủ sở hữu tài sản phát hiện bắt giữ thì sử dụng mũ bảo hiểm để đánh lại vào phần đầu của bị hại nhằm mục đích để chạy thoát thân (các bút lục 42, 43, 45, 47), các lời khai này phù hợp với lời khai của người bị hại (bút lục 36), đây là hành vi “hành hung để tẩu thoát” là tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điếm đ khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự nhưng chưa được điều tra làm rõ.
– Trong vụ án này, Nguyễn Văn Danh thực hiện hành vi phạm tội “Trộm cắp tài sản” khi chưa được xóa án tích, nhưng do cơ quan tiến hành tố tụng xác định không đúng nhân thân, lý lịch của người phạm tội, xác định không đúng chủ thể của tội phạm nên áp dụng không đúng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm i “phạm tội lần đầu và thuộc trường hơp ít nghiêm trọng” và điểm s “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 và bỏ lọt tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52, chưa điều tra làm rõ hành vi “hành hung để tẩu thoát” để làm căn cứ truy tố, xét xử Nguyễn Văn Danh theo khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, từ đó quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, không phù hợp với nhân thân của người phạm tội.
Thông qua vụ án trên, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng thấy cần thông báo để các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trong khu vực nghiên cứu, rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao chất lượng giải quyết án hình sự./.
Thông báo rút kinh nghiệm số 49/TB-VC1-V1 ngày 01 tháng 7 năm 2020 về Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án hình sự Trần Thị Liên phạm tội “Trộm cắp tài sản”, bị ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên hủy bản án sơ thẩm về phần tổng hợp hình phạt đối với bị cáo Trần Thị Liên để tổng hợp lại theo đúng quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội thấy cần rút kinh nghiệm như sau:
1. Nội dung
Tại Bản án số 10/2014/HSST ngày 25/02/2014 của TAND thị xã C: Xử phạt Trần Thị Liên 9 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản. Tổng hợp hình phạt 2 năm tù của Bản án số 13/2012/HSST ngày 16/3/2012 củaTAND huyện K. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 bản án là 2 năm 9 tháng tù.
Tại Bản án số 07/2015/HSST ngày 28/01/2015 TAND thành phố H: Xử phạt Trần Thị Liên 3 năm tù về tội Trộm cắp tài sản. Tổng họp hình phạt 2 năm 9 tháng tù của Bản án số 10/2014/HSST ngày 25/02/2014 của TAND thị xã c. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 bản án là 5 năm 9 tháng tù.
Tại Bản án số 16/2015/HSST ngày 18/3/2015 của TAND huyện G: Xử phạt Trần Thị Liên 15 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản. Tổng hợp hình phạt 2 năm 9 tháng tù của Bản án số 10/2014/HSST ngày 25/02/2014 của TAND thị xã c. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 bản án là 4 năm tù.
Bản án hình sự sơ thẩm 16/2015/HSST ngày 18/3/2015 không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.
Xét việc tổng hợp hình phạt sai nên Bản án số 16/2015/HSST bị Kháng nghị giám đốc thẩm. Ngày 30/5/2020, ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm tuyên hủy một phần Bản án số 16/2015/HSST ngày 18/3/2015 của TAND huyện G, về phần tổng hợp hình phạt đối với bị án Trần Thị Liên để tổng hợp lại theo đúng quy định của pháp luật.
2. Nội dung rút kinh nghiệm
Tại Bản án số 07/2015/HSST ngày 28/01/2015 của TAND thành phố H xử phạt Trần Thị Liên 03 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Tổng hợp hình phạt 02 năm 09 tháng tù của Bản án số 10/2014/HSST ngày 25/02/2014 cua TAND thị xã c. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả 02 bản án là 05 năm 09 tháng tù.
Tuy nhiên, khi xét xử bị án Trần Thị Liên về tội Trộm cắp tài sản tại Bản án số 16/2015ZHSST ngày 18/3/2015 của TAND huyện G đã không tổng hợp với hình phạt của Bản án số 07/2015/HSST ngày 28/01/2015 của TAND thành phố H, mà lại tổng hợp hình phạt của Bản án số 1 0/2.014/HSST ngày 25/02/2014 của TAND thị xã c là không đúng.
Xét việc tổng hợp như trên dẫn đến Bản án số 10/2014/HSST ngày 25/02/2014 của TAND thị xã c bị tổng hợp 02 lần. Sai sót này, trước hết trách nhiệm thuộc về Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án của TAND huyện G, sau đó là trách nhiệm của KSV được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa, đặc biệt là công tác kiểm sát bản án đã không phát hiện ra để kháng nghị phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm để TAND tỉnh tổng hợp hình phạt lại theo đúng quy định của pháp luật
Thông qua vụ án này, nhằm nâng cao chất lượng trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử và kiểm sát bản án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội thông báo đến các Viện kiểm sát trong khu vực nghiên cứu, tham khảo để rút kinh nghiệm chung.