Bài thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Khúc nhạc đầu tiên của mùa hè
Tiếng sấm gõ trên bầu trời thật thấp
Gió từ đất thổi lên rất mặt
Cát bay, lá bay, đá bay
Mưa ròng ròng như triệu ngón tay
Lùa vào trong cổ
Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ

Những giọt mưa nhảy múa trước hiện nhà
[…]
Không phải của riêng ai
Cái êm ả lọc từ dữ dội
Mưa ơi mưa cho mặt người trẻ lại
Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình
Những lạch nước hiên nhà bỗng sống lại mông mênh.

(Trích Đi qua cơn giông, Anh Ngọc, 30 năm Thơ-Tuyển tập tác phẩm văn học in trên Nhân Dân cuối tuần 1989 – 2019, NXB Văn học, 2019, tr. 74-75)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Gợi ý trả lời

Thể thơ: tự do

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè trong những dòng thơ sau:

Tiếng sấm gõ trên bầu trời thật thấp
Gió từ đất thổi lên rất mặt
Cát bay, lá bay, đá bay

Gợi ý trả lời

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè: tiếng sấm gõ, bầu trời thật thấp, gió từ đất thổi lên, cát bay, lá bay, đá bay.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những dòng thơ sau:

Mưa rồng rồng như triệu ngón tay
Lúa vào trong cổ
Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ
Những giọt mưa nhảy múa trước hiến nhà

Gợi ý trả lời

– Khắc họa rõ nét mức độ liên tiếp của những giọt mưa và ký ức tuổi thơ của tác giả.

– Làm cho những dòng thơ sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm

Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

Gợi ý trả lời

– Suy ngẫm của tác giả: Trong cuộc sống, ai cũng trải qua những khó khăn thử thách.

– Rút ra bài học về lẽ sống phù hợp. Có thể theo hướng: biết khắc phục khó khăn để vượt lên; biết rèn luyện ý chí từ trong khó khăn; …

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.

Gợi ý trả lời

a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức của đoạn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách; diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng – phân – hợp; bảo đảm yêu cầu về cấu trúc đoạn văn.

b. Xác đinh đúng vấn đề nghị luận

Sự cần thiết phải cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để làm rõ sự cần thiết phải cân bằng cảm xúc trong cuộc sống, bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể triển khai theo hướng: Cân bằng cảm xúc cần thiết để mỗi người điều chỉnh bản thân, có thái độ sống chủ động, lạc quan; xây dựng các mối quan hệ điều hòa, tốt đẹp; vươn đến thành công, ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn mực chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.

đ. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân viết:

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẫn trên nền trời như những đám mây đen.

Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:

– Trống gì đấy, u nhỉ?

– Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đầu các con ạ… – Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.

Người con đầu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:

– Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?

Im lặng một lúc thị lại tiếp:

– Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.

Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít… Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.

Tràng hỏi vội trong miếng ăn:

– Việt Minh phải không?

– Ừ, sao nhà biết?

Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.

Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.

À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẫn vơ, khó hiểu.

Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy.

Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 32)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.

Gợi ý trả lời

a. Bảo đảm cấu trúc bài văng nghị luận

Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; kết luận khẳng định lại vấn đề nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặc chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm yêu cầu sau:

* Gới thiêu khái quát về nhà văn Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt” và vấn đề nghị luận.

* Phân tích
– Nội dung:
+ Tình cảnh thê thảm và nổi lo của người nông dân trong nạn đói; tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập; giờ đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ; bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc; …
+ Niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân nghèo trong nạn đói; câu chuyện của người con dâu; suy nghĩ, tâm trạng của Tràng; hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới; …
– Nghệ thuận:
+ Lựa chọn chi tiết tiêu biểu
+ Trần thuật hấp dẫn, ngôn ngữ đối thoại giản dị, kết thúc mở.
+ Khác họa nhân vật sinh động, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
– Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật. Có thể theo hướng: Đoạn trích làm nổi bật bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của người nông dân; thể hiện tình cảm nhân đạo và tài năng nghệ thuật của Nhà văn.

* Nhận xét về cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích:
– Cách nhìn cuộc sống: trong nạn đói, bên bờ vực của cái chết, người dân nghèo vẫn hướng về sự sống, hy vọng vào tương lai.
– Nhận xét cách nhìn cuộc sống của Nhà văn: chân thực, sâu sắc.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt

đ. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận, có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.

HẾT

Thí sinh không được sử dụng tại liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm