Nhắc tới Phở thì bạn có thể ăn bất kỳ thời gian nào trong ngày. Phở có mặt khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam và một số nước trên thế giới. Phở trở thành một món đặc trưng và rất nhiều người trên thế giới biết đến.

Phở bò là món quen thuộc của người dân Việt Nam. Thịt bò là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là nguyên liệu tao ra nhiều món ăn đa dạng như bò xào, bò hấp, bò tái, … Phở bò cũng là một trong những món phổ biến trong các ăn sáng của mỗi gia đình.

1. Nguyên liệu nấu phở bò

– Xương đùi bò 5kg

– Xương đuôi bò 3kg

– Gầu bò 2kg

– U bò 2kg

– Thịt bò Fillet 2kg

– Gừng tươi 50g, sá sùng 100g, sá sùng rang hoặc nướng thơm rồi rửa sạch.
– Gói gia vị 1: 10g quế, 50g hạt ngò, 2 cánh cam thảo, 5 cách đại hồi, 5 nụ đinh hương, 3 cái cải thảo, 1M cafe tiểu hồi. Rang thơm, giã nhuyễn cho vào túi vải màn. (tham khảo gói gia vị nấu phở)

– Gói gia vị 2: 10g quế, 5 cánh đại hồi, 50g hạt ngò, 1 vỏ trần bì, 5 quả thảo quả, 5 nụ đinh hương, 1M tiểu hồi. Rang thơm, giả nhuyễn; nướng 0.5kg hành tím, 200g gừng, làm sạch, đập dập cho; tất cả gia vị cho vào túi vải màn.

2. Sơ chế nguyên liệu phở bò

– Xương bò rửa sạch ngâm nước muối, chần qua nước sôi khoảng 5 phút, sau đó rửa lại cho sạch cho vào nồi hầm.

– Thịt bò (u bò và gầu bò, nên mua bò già) ngâm bột ngạo khoảng 30 phút cho thịt trắng, rồi rửa sạch chần qua nước sôi (chần từ nước lạnh, khi sôi cho nhỏ lửa khoảng 5 phút vớt ra rửa sạch).

– Cách ướp 1kg thịt bò fillet để xào tái lăn: 4M nước cốt gừng, 2M sắng sau, 2M cafe bột ngọt, 1M cafe đường, 0.5M cafe tiêu, 1M nước mắm, 2M dầu ăn, 200g đầu hành trắng (chú ý ướp xong phải xào liền).

– Cách xào thịt bò tái lăn: Tráng chảo với dầu sôi 3 lần rồi đổ dầu ra hết, cho thịt vào chảo, to lửa đảo đều, chú ý xào thịt bò phải khô, không ra nước.

3. Cách hầm xương và nêm nước dùng

– Hầm xương: 5kg xương đù bò, 3kg xương đuôi bò, cho vào nồi với 70 lít nước + 100g sá sùng + 50g gừng + u bò + gầu bò, nêm 100g bột ngọt, 50g nước mắm, 100g muối hột. Khi nào nồi hầm xương sôi thì cho Gói gia vị 1 vào đồng thời nhỏ lửa và hớt bọt khi chuyển sang màu vàng cánh gián (chú ý: chỉ hớt bọt không hớt mỡ). Thời gian hầm khoảng 16 tiếng, sau 2 tiếng vớt u bò và sau 2.5 tiếng vớt gầu bò rồi ngâm nước đá cho mềm thịt. (Tham khảo nồi hầm xương điện)

– Nướng 1 củ hành tây, làm sạch cho vào nồi hầm xương.

Cho gói gia vị 2 vào nồi hầm xương khoảng 3 tiếng đến 4 tiếng thấy có mùi thơm thì lấy túi gia vị ra, khi nào thấy nồi hầm xương không còn mùi thơm nữa thì cho túi gia vị vào và gửi thấy mùi thơm rồi thì lấy túi gia vị ra, cứ lặp đi lại như vậy nhiều lần (chú ý đậy hở nắp nồi hầm xương).

– Lọc nước dùng, chú ý không quấy vào xương làm đục nước, không ăn mở bò trong nước dùng (nếu là khách hàng yêu cầu thì cho vào).

– Nêm nước dùng lần 2 (lần 1 nêm khi hầm xương): Theo công thức chuẩn nêm cho 20 lít nước dùng: 120g đường phèn, 90g muối hạt, 250g bột ngọt, 250g nước mắm (chú ý trước khi nêm trừ phần đã nêm ở lần 1 khi hầm xương).

4. Sơ chế nguyên liệu khác

– Hành tây thái mỏng cho vào tô phở khi nước nóng để làm chín hành tây.

– Hành lá cắt khúc phần góc và thân chẻ nhỏ, phần ngọn thái nhỏ. Ngò cắt khúc khoảng 3cm.

– Hành tây và hành lá cho vào túi nilong để ngăn mát tủ lạnh bảo quản được 2 ngày mà không bị hư.

– Thịt bò (Fillet bò, bắp bò, u bò, gầu) thái mỏng

– Bánh phở nhúng qua nước sôi khoảng 60 đến 70 độ C (nước nhúng phở cho vào 1 muỗng muối).

– Nếu là quán phở phải trình bày đẹp mắt, hấp dẫn mới có thiện cảm của khách hàng.

– Một tô phở cho khoảng 150g đến 180g bánh phở. Còn thịt bò (bò xào lăn, bò tái, nạm, gầu) cho vào tùy ý, riêng rau (hành tây, hành lá, ngò) cho nhiều một chút.

5. Yêu cầu thành phẩm

– Nước dùng trong, ngọt, thơm đậm đà

– Trình bày đẹp, hấp dẫn